Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Tháng 04 : 88
Năm 2024 : 759
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cách phòng tránh tổn thương da cho bé mùa nắng

Cách phòng tránh tổn thương da cho bé mùa nắng.

Cách phòng tránh tổn thương da cho bé mùa nắng

Da trẻ em rất mỏng manh và nhạy cảm với tia UV hơn người lớn, việc tiếp xúc với tia UV trong thời thơ ấu làm tăng nguy cơ ung thư da trong cuộc sống sau này.

Da trẻ em rất mỏng manh và nhạy cảm với tia UV hơn người lớn, việc tiếp xúc với tia UV trong thời thơ ấu làm tăng nguy cơ ung thư da trong cuộc sống sau này.

Mùa nóng tia UV (cực tím) ảnh hưởng trực tiếp đến người đi đường. Độ bức xạ có thể ở mức cao thì có thể gây hại cho da, mắt. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức UV 8-10, thời gian gây bỏng da là 25 phút, chỉ số UV ≥ 11 có thể gây bỏng da trong 10 phút. Các tổn thương  hiện tại do tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể phát triển thành ung thư da. Da trẻ em rất mỏng manh và nhạy cảm với tia UV hơn người lớn. Vì vậy, cố gắng tối đa tránh để bé bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, nhất là các bé dưới 6 tháng tuổi vì da dễ bị tổn thương hơn. Ngay cả trong bóng râm, da bé vẫn bị ảnh hưởng bởi các tia UV phản xạ.

Các phụ huynh tránh di chuyển bé trên đường đặc biệt là thời điểm ánh nắng mặt trời nóng nhất trong ngày (11 giờ sáng đến 3 giờ chiều). Nếu phải đi dưới trời nắng, cần áp dụng các biện pháp phòng tránh sau đây:

Quần áo: Chọn áo có cổ, tay dài, quần dài, được làm bằng chất liệu nhẹ cho phép luồng không khí nhưng không quá mỏng để giảm sự xâm nhập của tia UV. Bạn nên chọn các trang phục chống nắng có chỉ số chống tia cực tím UPF (Ultraviolet Protection Factor) lớn hơn 15 (cản được 94% tia UV). Chỉ số càng lớn hiệu quả bảo vệ càng cao.

Đội mũ: Cố gắng để trẻ quen với việc đội mũ, có thể tập làm quen sớm với những chiếc mũ mềm. Nên cho bé đội mũ rộng vành khi ra nắng.

Kính râm: với các bé lớn nên cho bé đeo kính râm có khả năng chống tia cực tím và có dấu hiệu tiêu chuẩn an toàn được công nhận.

Bù nước: Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, có thể bị mất nước trong thời tiết nắng gắt. Vì vậy các phụ huynh nên luôn nhắc nhở bé uống nước hoặc chủ động cho bé nhỏ uống nước.

Kem chống nắng: Trong trường hợp không thể tránh việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời , chỉ sử dụng một lượng nhỏ kem chống nắng trên các khu vực không được bảo vệ. Luôn luôn sử dụng kem chống nắng đã được đặc chế dành cho trẻ sơ sinh có SPF 25 trở lên và UVA 4 hoặc 5 sao. Nếu da bé có phản ứng bất lợi với kem chống nắng, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức.

Phòng ngừa các bệnh mùa nắng nóng cho trẻ

Để phòng ngừa bệnh mùa nắng nóng cho trẻ, cha mẹ cần chú ý một số các biện pháp chăm sóc sau đây.

Không nên cho trẻ ra ngoài trời lúc nắng nóng, nhiệt độ cao, trời oi bức.  Nếu phải ra ngoài trời cần phải mặc quần áo che kín da và đội nón rộng vành che phủ vùng cổ, gáy.  Không tắm biển hoặc sông, suối vào lúc còn nắng gắt.  Cho trẻ uống nước thường xuyên, thêm nước cam vắt, nước chanh càng tốt; hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai, nhất là nước có gas.

Ngoài ra,cần tắm gội sạch sẽ hằng ngày cho trẻ; thay quần áo cho trẻ mỗi khi bị ướt hay ra nhiều mồ hôi để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm; không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sảy) để tránh làm tổn thương, nhiễm trùng da.  Không được cho trẻ nghịch đất, cát; đi nằm sau khi vừa tắm xong.  Kiểm tra thường xuyên những vùng da kín của trẻ, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớm các bệnh ngoài da.

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể mất nhiều nước, vì thế cần cho trẻ uống đủ nước khi ở nhà hay đi học. Không uống nhiều nước đá hay ăn những thức ăn quá lạnh. Thời tiết nắng nóng khiến sức đề kháng của trẻ kém đi, dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý để chăm sóc tốt cho trẻ trong những ngày nắng nóng này.

      Tin bài: BGH MN Tây Ninh


Tác giả: Trường Mầm non Tây Ninh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip
Văn bản mới